Tài phán Công_ước_Quốc_tế_về_xóa_bỏ_tất_cả_các_hình_thức_Phân_biệt_chủng_tộc

Cơ chế khiếu nại cá nhân đã dẫn đến một tài phán giới hạn về việc giải thích và thực thi Công ước. Tính đến tháng 9 năm 2011, 48 khiếu nại đã được đăng ký với Ủy ban; 17 trong số này đã được coi là không thể tiếp nhận được, 16 trong số đó đã dẫn đến kết luận không có vi phạm và trong 11 trường hợp, một bên đã bị phát hiện vi phạm Công ước. Ba trường hợp vẫn đang chờ xử lý.[68]

Nhiều vụ việc liên quan đến việc đối xử với người Digan (Romani) ở Đông Âu. Trong vụ Koptova v. Slovakia, Ủy ban nhận thấy rằng các nghị quyết của một số ngôi làng ở Slovakia cấm người Digan cư trú là phân biệt đối xử và hạn chế tự do di chuyển và cư trú, và khuyến nghị chính phủ Slovakia thực hiện các bước để chấm dứt các hành vi đó.[69] Trong LR v. Slovakia đã Ủy ban ra phán quyết rằng chính phủ Slovakia đã không cung cấp một biện pháp khắc phục hiệu quả việc sự phân biệt đối xử mà người Digan phải chịu sau khi hủy bỏ một dự án nhà ở trên cơ sở sắc tộc.[70] Trong Durmic v. Serbia và Montenegro Ủy ban xét thấy một thất bại mang tính hệ thống của chính phủ Serbia trong việc điều tra và truy tố sự phân biệt đối xử chống lại người Digan trong việc tiếp cận các địa điểm công cộng.[71]

Trong vài trường hợp đặc biệt là L. K. v. Hà lan và Gelle v. Đan mạch, Ủy ban đã phê phán các quốc gia thành viên đã thất bại trong việc truy tố xác đáng hành vi phân biệt chủng tộc hoặc kích động phân biệt chủng tộc. Trong cả hai trường hợp, Ủy ban đã từ chối chấp nhận "bất kỳ lập luận nào rằng việc thông qua một luật trong đó hình sự hóa một hành vi phân biệt chủng tộc đã đại diện cho việc tuân thủ hoàn toàn các nghĩa vụ của một quốc gia thành viên theo Công ước".[72] Các luật như vậy "còn phải được thực hiện một cách hiệu quả tại các tòa án trong nước có thẩm quyền và bởi các cơ quan khác của nhà Nước".[73] Trong khi Ủy ban ghi nhận sự thận trọng của công tố trong việc đưa ra quyết định truy tố hay không truy tố, sự thận trọng này "nên được áp dụng trong mỗi trường hợp cáo buộc phân biệt chủng tộc trên quan niệm về những bảo đảm đặt ra trong Công uớc"[74]

Trong vụ cộng đồng Do thái ở Oslo và những người khác v. Na uy, Ủy ban kết luận rằng việc cấm phát ngôn thù ghét là tương thích với quyền tự do ngôn luận, và tuyên bố trắng án đối với một lãnh đạo của một nhóm Phát-xít mới của Tòa án Tối cao Na Uy dựa trên căn cứ là quyền tự do ngôn luận là một vi phạm Công ước.[75]

Trong vụ Hagan v. Úc, Ủy ban đã ra phán quyết rằng, mặc dù ban đầu không có ý định hạ thấp bất cứ ai, tên của "ES 'Nigger' Brown Stand" (được đặt theo tên của cầu thủ bóng bầu dục thập niên 1920 Edward Stanley Brown) tại một sân thể thao ở Toowoomba đã gây khó chịu về chủng tộc và nên được gỡ bỏ.[76]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Công_ước_Quốc_tế_về_xóa_bỏ_tất_cả_các_hình_thức_Phân_biệt_chủng_tộc http://www.unhchr.ch/tbs/doc.nsf/(Symbol)/09bca82e... http://www.unhchr.ch/tbs/doc.nsf/(Symbol)/18c91e92... http://www.unhchr.ch/tbs/doc.nsf/(Symbol)/3764f57b... http://www.unhchr.ch/tbs/doc.nsf/(Symbol)/3ae0a87b... http://www.unhchr.ch/tbs/doc.nsf/(Symbol)/464937c6... http://www.unhchr.ch/tbs/doc.nsf/(Symbol)/5786c74b... http://www.unhchr.ch/tbs/doc.nsf/(Symbol)/6715d3bd... http://www.unhchr.ch/tbs/doc.nsf/(Symbol)/8b3ad72f... http://www.unhchr.ch/tbs/doc.nsf/(Symbol)/9aea5ab9... http://www.unhchr.ch/tbs/doc.nsf/(Symbol)/c5a2e04b...